Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Nguyên nhân và phương pháp điều trị u nang buồng trứng ở bé gái


U nang buồng trứng không chỉ xuất hiện ở phụ nữ trưởng thành mà bệnh còn có thể gặp ở trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe sinh sản sau này khi trẻ trưởng thành. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp điều trị u nang buồng trứng ở bé gái thông qua bài viết dưới đây.

1.     Vì sao trẻ em bị u nang buồng trứng?
Cho đến nay, nguyên nhân gây u nang buồng trứng ở trẻ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, u nang ở trẻ có nguồn gốc từ tế bào mầm hoặc do sự kích thích quá mức buồng trứng của thai nhi bởi nội tiết tố của mẹ và thai nhi.
Các bà mẹ khi mang thai bị tiểu đường, tiền sản giật hoặc bất đồng nhóm máu Rhesus giữa mẹ và bé thì trẻ sơ sinh có nguy cơ bị u nang buồng trứng cao hơn.
2.     Điều trị u nang buồng trứng ở bé gái
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh, ngoài thăm khám lâm sàng, còn kết hợp thêm các phương pháp như siêu âm vùng bụng dưới, xét nghiệm dấu hiệu ung thư, xét nghiệm giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch (rất quan trọng để xác định mô tế bào và tính chất lành ác). U ác tính nếu điều trị muộn, sẽ gây xâm lấn vùng chậu và di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, phổi và não. Tuy nhiên hiện nay với nền y học hiện đại thì việc điều trị bệnh vừa đảm bảo được tính mạng vừa duy trì hoạt động nội tiết và khả năng sinh con khi bé gái trưởng thành.
Tùy vào kích thước khối u và các triệu chứng lâm sàng cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định cách thức điều trị cho từng trường hợp như: điều trị bằng phương pháp bảo tồn, phẫu thuật cấp cứu hay lên lịch mổ. 




Điều trị u nang buồng trứng ở bé gái phụ thuộc vào kích thước khối u

Phương pháp bảo tồn: thường sử dụng khi khối u còn nhỏ và không gây biến chứng, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển khối u định kỳ từ 3-6 tháng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thu nhỏ kích thước khối u. Nga Phụ Khang là sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá trên lâm sàng tại bệnh viện Phụ Sản TW cho thấy sản phẩm có tác dụng giúp thu nhỏ kích thước khối u, giúp điều hòa lượng kinh nguyệt và không gây tác dụng phụ.
Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi hiện nay cũng đang được bác sĩ ưu tiên lựa chọn điều trị cho bệnh nhân có khối u lớn vì ít xâm lấn, dễ quan sát toàn bộ ổ bụng và buồng trứng còn lại, ít gây tổn thương cho mô buồng trứng khi bóc tách. Trước tiên, trẻ sẽ được mổ cắt bỏ khối u hoặc buồng trứng có u và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để đi xét nghiệm. Nếu khối u là lành tính sẽ theo dõi tiếp, nếu là ác tính sẽ hóa trị.
Trước đây, trẻ bị u nang buồng trứng ác tính, thường sẽ bị cắt bỏ toàn bộ buồng trứng và tử cung. Bé gái sẽ không còn khả năng sinh sản, nội tiết rối loạn, gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và tình cảm. Những năm gần đây, bé gái nếu có chẩn đoán u nang buồng trứng ác tính cũng chỉ thực hiện cắt bên buồng trứng bị bệnh, sau đó sẽ cho dùng thuốc để hạn chế tái phát và di căn xa. Còn đối với khối u lành tính bác sĩ sẽ chỉ định bóc tách riêng khối u. Do vậy vẫn đảm bảo bé sau khi trưởng thành vẫn có thể sinh con bình thường.
Các chuyên gia khuyến cáo nếu thấy bé gái có một trong các triệu chứng sau đây nên đưa đi khám để điều trị kịp thời như đau bụng dữ dội, liên tục đau hoặc co thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, đôi khi trẻ có thể bị choáng vì đau, bụng to bất thường, sờ thấy khối u ở vùng bụng,… vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u nang buồng trứng.
Trên đây là thông tin về bệnh u nang buồng trứng ở trẻ em và cách điều trị. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì hãy gọi vào số máy 04.3775.7066 – 08.3977.0707 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Khải Tùng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét