Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Phòng và điều trị bệnh phụ nữ

Bệnh phụ nữ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của chị em, bài viết dưới đây sẽ giúp chị em biết thêm thông tin về những bệnh phụ khoa chị em thường gặp nhất cũng như cách phòng tránh và điều trị như thế nào.


1.     U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự phát triển quá mức tế bào cơ trơn tử cung. Bệnh u xơ tử cung cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng có thai.
Bệnh u xơ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư và ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số triệu chứng của bệnh u xơ tử cung là thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vùng hạ vị, có áp lực trong bàng quang.
Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức , bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện. Khi đó chị em nên đi khám càng sớm càng tốt, vì đó là các dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh u xơ tử cung.
2.     Rối loạn kinh nguyệt



Khám và điều trị bệnh phụ nữ là cần thiết ở mỗi chị em (Ảnh minh họa)

Chu kỳ kinh nguyệt chịu tác động bởi nhiều yếu tố vì vậy đó là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt gặp phổ biến ở chị em.
Kinh nguyệt không đều có thể là chậm kinh, mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh...Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh.
Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung...
Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên hạn chế dùng chất kích thích, ngủ sớm và ăn uống khoa học.
3.      Viêm lộ tuyến tử cung
Là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới. Bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm virut HPV, còn gọi là mào gà sinh dục, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung. Cho nên để tránh bị viêm nhiễm ở vùng âm đạo kéo dài, cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn.
Các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm, kháng sinh tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, có thể kết hợp cả thuốc uống nếu cần.
Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến
Bệnh viêm lộ tuyến cũng là một trong số bệnh giảm khả năng có thai ở chị em
4.      Viêm nhiễm phụ khoa
Thông thường, ở môi trường âm đạo của chị em là một môi trường có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Khi môi trường này giảm đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các yếu tố khác như vệ sinh cá nhân kém, vệ sinh trong giao hợp không được thực hiện sẽ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng như trùng roi, nấm...
Khi bị viêm âm đạo, chị em thường thấy các biểu hiện: Có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ …ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo viêm đỏ (viêm âm đạo do kí sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm).
Trong trường hợp bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng
5.     Viêm tử cung
Viêm tử cung thường gặp ở những phụ nữ sau khi nạo phá thai, sau sinh đẻ có thể là do sót nhau, dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng, không vô khuẩn tốt khi bóc rau, thao tác nạo hút thai, lấy vòng không vô khuẩn…
Biểu hiện khi bị viêm tử cung: 3-4 ngày sau đẻ hoặc sau sảy thai, người bệnh ăn uống kém, mất ngủ, bứt rứt trong người, mạch nhanh. Sau 1-2 ngày sốt cao, đau bụng vùng hạ vị, sản dịch ra nhiều, lẫn mủ, có mùi hôi. Tử cung to, mềm, đau. Nếu tiến triển mạn tính thì khí hư có thể ra nhiều, có khi có lẫn máu, sau đó dẫn tới viêm và có thể lan sang các phần phụ như buồng trứng, ống dẫn trứng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh toàn thân liều cao. Người bệnh cần nâng cao thể trạng, sức khỏe và điều trị tích cực, đúng cách.
Khám và điều trị bệnh phụ nữ là cần thiết ở chị em và nên đi khám định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần nhưng nếu có bệnh thì nên 6 tháng/lần hoặc nhiều hơn.

Lan Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét